0935.577.838

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Và Cách Phòng Chống

Phạm Ngọc Hoàng 9 năm trước 2531 lượt xem

    Bệnh ung thư là gì?

    Bệnh ung thư bắt đầu phát tác khi các tế bào liên tục được cơ thể sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u.

    Nếu các tế bào của khối u không lây lan và phát triển thì gọi là u lành tính, chúng không phải ung thư và thường có thể loại bỏ được. Ngược lại nếu các tế bào có thể xâm nhập vào các mô hoặc các cơ quan khỏe mạnh, hoặc lây lan khắp cơ thể qua máu hay hệ bạch cầu và liên tục phát triển mạnh thì các khối u này là u ác tính hay còn gọi là ung thư. Lúc này các tế bào ung thư sẽ lây lan nhanh hơn nếu khối u không được điều trị.

    bệnh ung thư

    (Bệnh ung thư - ảnh minh họa)

     

    Nguyên nhân gây ung thư?

    Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tình. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:

    - Các tác nhân vật lý như tia cực tím và bức xạ ion hóa;

    -Các tác nhân hóa học như a-mi-ăng (asbestos), các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (một chất nhiễm bẩn thức ăn), và arsenic (chất làm ô nhiễm nguồn nước)

    -Các tác nhân sinh học như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng…

     

    Cách phòng chống ung thư như thế nào?

    Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo. Bệnh ung thư được xem là một những loại bệnh đáng sợ nhất hiện nay. Để phòng chống bệnh Ung thư, các bạn có thể dùng những cách sau đây:

    Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng và đa dạng, nên sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng phòng chống bệnh Ung thư:

    - Ăn nhiều cá đặc biệt là cá nước lạnh và Không nên ăn quá nhiều thịt:

    Ăn cá rất tốt, đặc biệt là những loại có chứa axít béo omega 3 như cá trích, cá mòi, cá sadin, tôm và nghêu, sò…Những loại cá sống ở những vùng nước lạnh chứa rất nhiều axit béo có khả năng chống ung thư như EPA và DHA. Những chất axit béo này giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

    Thịt đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cân bằng, tuy nhiên, hàm lượng thịt không nên vượt quá 10% các nguồn năng lượng cung cấp mỗi ngày. Trong việc dùng thịt, ưu tiên dùng thịt trắng (gia cầm như gà, vịt) hoặc cá.

    - Ăn nhiều rau củ tươi và trái cây sạch:

    Mỗi người mỗi ngày nên ăn ít nhất là 500g rau tươi và quả chín, chế độ ăn nhiều rau quả đã được khoa học chứng minh là góp phần giảm đến 20% nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư.

    Rau tươi rất giàu các chất chống ôxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng có khả năng chống ung thư. Những loại rau giúp khả năng phòng ngừa đối với bệnh ung thư bao gồm: cà rốt, khoai tây, rau họ cải, hành tỏi và nhiều loại rau khác.

    Dùng trái cây cho một bữa ăn nhẹ, hoặc ăn thêm ngũ cốc, bột yến mạch, salad sẽ mang tới một cơ thể nhiều loại vitamin, tăng cường chất chống oxy hóa. Thêm rau quả vào mỗi bữa ăn hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng khả năng hấp thụ thức ăn, cảm giác ngon miệng, tăng cường sức khỏe. Ăn đủ trái cây, rau, ngũ cốc tốt hơn so với việc bổ sung bằng dược phẩm.

    Các thực phẩm từ đậu nành: chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, đậu nành cũng là một nguồn thực phẩm giàu axit phytic và chất genistein giúp ngăn chặn khối u ăn vào các mạch máu.

    thực phẩm phòng ngừa bệnh ung thư

    (Rau củ quả rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh ung thư - ảnh minh họa)

     

    -Uống trà xanh:

    Một lượng lớn chất chống oxy hóa được tìm thấy trong lá trà xanh sẽ giúp ngăn chặn quá trình sản xuất các enzyme có hại cho cơ thể, ngăn ngừa sự xâm lấn của các khối u, hạn chế sự phát triển ung thư.

    Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên uống trà xanh ít có khả năng phát triển các loại ung thư, uống hai cốc mỗi ngày làm giảm nguy cơ bị ung thư về đường tiêu hóa tới 32%. Đàn ông uống hơn năm cốc mỗi ngày cũng giảm nửa nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.

    -Sữa chua: một thực phẩm lên men bổ dưỡng, chứa các vi khuẩn Lactobacillus, giúp sản sinh ra nhiều hoạt chất sinh học đáng ngạc nhiên như: acid nucleic các acid amin các loại vitamin và khoáng chất. Với những hoạt chất quý giá đó, Lactobacillus đã từng điều trị một cách có hiệu quả các chứng bệnh như: ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư phổi…

    - Uống đủ nước:

    Nước không chỉ để giải khát, nó có thể bảo vệ bạn chống lại ung thư bàng quang. Nguy cơ mắc ung thư bàng quang sẽ thấp hơn nếu bạn uống nhiều nước để làm loãng và giảm nồng độ urine cũng như các yếu tố gây ung thư tiềm ẩn trong bàng quang. Ngoài ra, uống nhiều nước làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn, điều này làm giảm số lượng thời gian các tác nhân có hại tiếp xúc với niêm mạc bàng quang.

    Phòng bệnh ung thư bằng cách uống nước hằng ngày

    (Uống nước đầy đủ giúp bạn phòng chống bệnh ung thư - ảnh minh họa)

     

    - Không ăn thịt bảo quản:

    Cắt giảm thịt chế biến sẵn như xúc xích, xúc xích hun khói, giăm bông sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và dạ dày. Ngoài ra, các loại thịt được bảo quản bằng cách hun khói hoặc muối làm tăng việc tiếp xúc với hóa chất của bạn - một nguyên nhân gây ung thư.

    - Ăn giảm các chất béo:

    Nên chọn các chất béo có nguồn gốc thực vật thay vì động vật. Trong các yếu tố cơ cấu ăn uống, chất béo có quan hệ mạnh nhất đối với bệnh ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư vú, đại tràng và tiền liệt tuyến. Muốn ăn giảm chất béo, bạn có thể chọn dùng loại sữa tươi ít bơ hoặc tách bơ, dùng các loại đậu đỗ hoặc chế phẩm từ đậu thay thế một phần thịt, cạo bỏ lớp vỏ ngoài thức ăn quay rán, bỏ lớp bơ phủ trên bánh kem, chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp, kho thay vì quay rán…

    - Giảm muối: Lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày không nên vượt quá 6g, tốt nhất là kết hợp với gia vị trong các món rau quả.

    - Bảo quản tốt thực phẩm: Thực phẩm cần được bảo quản trong môi trường lạnh và khô để tránh nấm mốc phát triển gây ung thư.

    - Tập các thói quen tốt trong ăn uống : Nấu chín thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, không nên thường xuyên ăn các loại thịt rán, nướng hoặc dùng lại dầu mỡ đã qua chiên xào.

    - Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp cho cơ thể bạn luôn đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết.

    Chế độ sinh hoạt thực sự tốt:

    -Tập thể dục, thể thao đều đặn:

    Một chế độ ăn uống cân bằng phải luôn đi kèm với một giờ đi bộ mỗi ngày và một giờ tập thể dục trong tuần.

    Rèn luyện thân thể đều đặn là thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe và thể lực, kiểm soát cân nặng và cải thiện huyết áp. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu gần đây đã tuyên bố tập thể dục thường xuyên còn còn ngăn chặn sự khởi đầu của một số bệnh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi, buồng trứng, dạ dày, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng.

    -Hạn chế rượu bia:

    Rượu làm tăng nguy cơ ung thư đại, trực tràng, ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản và gan. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo hạn chế uống rượu, không hơn hai ly mỗi ngày đối với nam giới và chỉ một ly cho phụ nữ.

    Với phụ nữ, uống rượu hằng ngày cũng làm tăng khả năng bị ung thư vú lên 2%. Ngoài ra quá nhiều chất cồn cũng làm hại gan.

    các biện pháp ngăn ngừa bệnh ung thư

    (Ngăn ngừa bệnh ung thư từ những việc đơn giản nhất - ảnh minh họa)

    -Không sử dụng thuốc lá và tránh nơi có khói thuốc:

    Sử dụng thuốc lá được xem là nguyên nhân chính gây ung thư và gây ra một lượng lớn các bệnh ung thư như ung thư phổi, thanh quản, thực quản, dạ dày, bàng quang, khoang miệng và những loại khác.

    Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ tăng 20-30% nguy cơ bị ung thư phổi. Theo nghiên cứu, 40% khả năng mắc ung thư có thể được ngăn chặn bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia vào hoạt động thể chất và không sử dụng thuốc lá

    -Ngủ đúng giờ và đủ giấc:

    Thiếu ngủ, ngủ chập chờn làm giảm lượng melatonin được sản xuất trong cơ thể. Melatonin hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống lại các tế bào ung thư. Nó có vai trò ức chế quá trình sản xuất estrogen. Khi lượng melatonin quá ít khiến nồng độ estrogen tăng lên. Trong khi đó, việc tích tụ nhiều estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

    Để đảm bảo, bạn nên hình thành thói quen ngủ đúng giờ bằng cách sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp và duy trì đều đặn hàng ngày. Tuyệt đối không “nhân nhượng” với bản thân trong các trường hợp đặc biệt, các dịp cuối tuần bởi điều này không tốt cho việc hình thành múi giờ trong đồng hồ sinh học.

    -Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Thực tế cho thấy là nếu chúng ta muốn có sức khỏe tốt để chống chọi với mọi bệnh tật thì phải giữ được một tâm lý lạc quan và tinh thần thoải mái. Những căng thẳng về tinh thần có thể khiến cơ thể sản sinh ra catecholamine – một chất có thể tác động lên hệ thần kinh trung ương làm giảm khả năng đào thải độc tố của cơ thể, gây giảm lượng oxy trong máu, gây áp lực cho huyết quản não và làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

    -Thường xuyên theo dõi cân nặng, hạn chế tăng cân:

     Sau hút thuốc, béo phì là yếu tố nguy hiểm hàng đầu gây ung thư. Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí y học The Lancet (Anh), thừa cân và béo phì là nguyên nhân dẫn tới gần 1/2 các ca ung thư ở người trưởng thành hằng năm. Thừa cân ở nam giới dẫn tới 136.000 ca mắc ung thư mới, hơn 2/3 số đó là ung thư ruột kết và ung thư thận. Đối với nữ giới, con số này lên tới 345.000 ca với gần 3/4 số ca là ung thư vú thời kỳ mãn kinh, ung thư dạ con và ung thư ruột kết. Vì vậy, để giảm nguy cơ ung thư, hãy thường xuyên theo dõi cân nặng và có chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.

    -Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời:

    Tránh phơi nắng trong thời gian dài, tia tử ngoại cũng có thể dẫn tới ung thư da. Tia UV của ánh nắng mặt trời có thể phá hủy làn da của bạn. Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư da là hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Trẻ em khi tắm nắng cần tránh ánh nắng gay gắt, nhất là trong khoảng thời gian từ 10 – 16h. Những ngày nắng nóng nên uống nhiều nước, khi phải làm việc ngoài trời cần đội nón mũ rộng vành, mặc quần áo dài tay, đeo kính râm để chống nắng, nên sử dụng kem chống nắng.

    -Khám sức khoẻ định kỳ:

    Khám sức khỏe định kỳ là thói quen bảo vệ sức khỏe hàng ngày của mỗi người như đánh răng, ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giấc… nó là bảng tổng kết khách quan nhất về các cột mốc sức khỏe, dự đoán trước một số yếu tố nguy cơ bệnh lý gây nguy hại đến sức khỏe, nhờ vậy cơ hội điều trị khỏi bệnh sẽ cao hơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lực và tránh được các biến chứng do bệnh gây nên. Khám sức khoẻ định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý về khối u và ung thư. Khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần không những giúp cá nhân phòng tránh được bệnh tật mà còn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của xã hội và cộng đồng. Các bạn có thể sử dụng thuốc Absonutrix Fucoidan 500mg để phòng chống ung thư một cách hiệu quả nhất.

    Tin khác:

    - Review Kẹp Mi Shu Uemura Của Nhật

    bossHNN

    Dược sĩ Đại học Phạm Ngọc Hoàng

    Khoa: Dược

    Kiểm duyệt nội dung

    0 Bình luận bài viết

    Chọn đánh giá của bạn