0935.577.838

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

Phụ nữ mang thai nên ăn gì, bổ sung chất gì

Phạm Ngọc Hoàng 10 năm trước 6731 lượt xem

    Phụ Nữ Mang Thai Nên Ăn Gì, Bổ Sung Chất Gì

    Phụ nữ mang thai nên ăn gì?

    Quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách của phụ nữ. Để con thông minh và khỏe mạnh là điều tất cả các bà mẹ đều mong muốn. Vậy nên, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bé ngay từ lúc mang thai là rất cần thiết.

    Trong những tháng đầu khi mang thai, bà mẹ sẽ không tránh khỏi chứng buồn nôn, mệt mỏi và phù nề khi thai nhi trong bụng ngày càng lớn. Các bạn có biết canh cá diếc rất tốt cho mẹ và bé không? Canh cá diếc nấu với sấu xanh giúp bà bầu chống nôn rất hiệu quả hoặc canh cá diếc nấu với đậu đỏ sẽ giảm bớt phù nề, giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

    Dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ mang thai

    (Dinh dưỡng phù hợp cho phụ nữ mang thai - ảnh minh họa)

    Trong ba tháng đầu mang thai, bà bầu nên duy trì mức năng lượng bình thường. Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa để tránh tình trạng buồn nôn do ốm nghén. Ba tháng đầu là giai đoạn khó khăn nhất đối với những người phụ nữ lần đầu mang thai không thể ăn được do bị ốm nghén, buồn nôn.. Trong giai đoạn này các bà mẹ chỉ cần tăng từ 0,9kg-2,3kg, riêng các bà mẹ béo phì thì không nên tăng cân. Tuy vậy, các bà mẹ cũng phải ăn đủ bữa trong ngày 3 bữa chính + 3 bữa phụ.

    Theo các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng phụ sản, phụ nữ mang thai có thể ăn bất cứ đồ ăn, thức uống gì vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, lời khuyên cho chị em nên hạn chế sở thích đó, nếu như những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cả hai.

    Các bà mẹ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé và cũng như tốt cho mẹ trong quá trình chuyển dạ như: Súp lơ xanh,  các loại đậu (đậu lăng, đậu đen, đậu nành)chứa nhiều chất xơ, protein, folate, canxi và kẽm rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, thịt bò, trứng, sữa..

    Phụ nữ có thai nên bổ sung các loại vitamin gì? 

    Trải qua 3 tháng đầu của thai kỳ người mẹ hết buồn nôn, ăn ngon miệng hơn, thèm ăn vặt. Trong giai đoạn này mẹ dễ dàng tăng tốc về ăn uống để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cho bé. Vì vậy cơ thể mẹ lúc này cần tăng thêm năng lượng bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng vào các bữa ăn, không phải chỉ ăn nhiều về số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như: Sắt, chất đạm, canxi, Acid folic, Vitamin D, Vitamin C,…

    Sắt: có nhiều trong thịt, tim, gan, cật, rau xanh và các loại hạt,… giúp các bà mẹ tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu cung cấp không đủ máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của bé trong 6 tháng đầu đời. vì vậy các bà mẹ mang thai cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

    Chất đạm: hay thường gọi là protein có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai nhi, giúp mô tử cung và tuyến vú của mẹ phát triển suốt thai kỳ. Các thai phụ cần bổ sung thêm 10 dến 18g protein mỗi ngày để giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

    Canxi: Có nhiều trong tôm, cua, sữa, trứng, rau xanh và các loại đậu.. giúp cho hệ thần kinh và quá trình đông máu diễn ra bình thường cho mẹ, đồng thời hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé, tránh được nguy cơ thiếu canxi dẫn đến mẹ bị vọp bẻ, đau nhức xương, và bé có thể bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ.

    Acid Folic: Vitamin B9 có trong các loại rau xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại như vừng, lạc… Acic folic còn có trong thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan... Acid Folic giúp giảm nguy cơ ống thần kinh, nứt đốt sống trong bào thai cho trẻ.

    Vitamin C: có trong các loại rau xanh, trái cây… Hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ, mạch máu cho bào thai. Là chất chống oxi hóa giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng. 

    Cung cấp đầy đủ vitamin giúp Mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh

    (Cung cấp đầy đủ vitamin giúp Mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh - ảnh minh họa)

    Vitamin D: Thường có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi các bà mẹ nên kêt hợp với phơi nắng để tăng cường Vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu, cần thiết cho sự phát triển của hệ xương và hình thành mầm răng sữa. Đối với các thai phụ, cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày, nên để ánh sáng chiếu trực tiếp vào cơ thể (tránh ánh nắng quá gay gắt), không nên đeo găng tay hay đi vớ, không nên phơi nắng sau cửa kính.

    Các bà mẹ nên hạn chế và tránh những thực phẩm bất lợi cho thai nghén 3 tháng đầu.

    Khi mang thai, bà mẹ cần phải thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. ví dụ  thói quen ăn mặn, phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp tăng cao và phù, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé.

    Trong quá trình mang thai các bà mẹ không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm), vì thủy ngân trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tônt thương đến não của thai nhi.

    Không nên sử dụng những loại củ, quả đã mọc mầm ( như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Các sản phẩm bơ, sữa, phomat chưa qua tiệt trùng, các loại trứng, cá, thịt còn tái; các thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ cũng không được sử dụng vì chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Lựa chọn những thực phẩm an toàn, tươi ngon, rau quả cần phải rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn hoặc chế biến trước khi ăn. Phụ nữ mang thai nên ăn ít hoặc không ăn những loại thực phẩm có khả năng gây động thai, sinh non như táo mèo, đu đủ xanh, long nhãn, đào, ớt, gừng, rau sam…

    Cần tránh các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia: Cồn có trong rượu, bia vào cơ thể mẹ xâm nhập vào bào thai trực tiếp gây hại cho thai nhi, có thể làm bé phát triển chậm hoặc bị dị tật. các bà mẹ cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, đồ uống có chứa cafein có trong cà phê và đồ uống có ga sẽ gây hại tới phôi thai, gây sẩy thai. Hàm lượng cafein quá nhiều có thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là táo bón, mệt mỏi, chán ăn, kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm ở người mẹ và nặng hơn là tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai.

    Tránh ăn nhiều chất chua: tình trạng nghén, buồn nôn, chán ăn, hay thích ăn chua là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ có thai thời kỳ đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thời kỳ thai nghén nếu người mẹ hấp thụ quá nhiều chất chua chứa axit và các chất có vị chua khác sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào thai nhi. Các bà mẹ mang thai nên hạn chế sử dụng đồ chua để đảm bảo cho quá trình phát triển của bé.

    Hạn chế thức ăn nhiều mỡ: trong thời kỳ mang thai ăn đủ chất béo là rất cần thiết, nhưng nếu ăn nhiều mỡ bạn có thể truyền cho bé nhiều nguy cơ ung thư đấy. Theo các nhà khoa học đã chứng minh mỡ không có khả năng gây ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thực phẩm có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng kích thích tuyến vú ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi.

    Không nên ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường: Giai đoạn mang thai, chức năng của thận sẽ giảm đi tùy mức độ khác nhau. Vì vậy, nếu lượng đường trong máu quá cao thận sẽ hoạt động hết công suất không có lợi cho sức khỏe, lượng đường hấp thụ vào cơ thể quá nhiều sẽ là suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể dẫn đến các bà mẹ dễ bị mắc bệnh.

    Các bà bầu không nên lạm dụng thuốc bổ, nhiều người có suy nghĩ khi mang thai phải uống nhiều thuốc bổ mới tốt. Thực tế, khi phụ nữ mang thai lượng máu tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim đập nhanh hơn, huyết quản tử cung, vách âm đạo và ống dẫn trứng luôn trong trạng thái giãn nở, sung huyết. Vì vậy chức năng nội tiết của cơ thể cũng mạnh hơn, dịch vị tiết ra ít nên các bà bầu ăn thấy không ngon miệng. Nếu chị em thường  xuyên uống các loại thuốc bổ, nhân sâm… càng khiến cho nội tiết mất cân đối, nguy hiểm cho thai nhi. Nếu muốn sử dụng thuốc bổ bạn nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 

    Những quan điểm sai lầm về dinh dưỡng khi mang thai:

    Rất nhiều các bà bầu mách nhau, ăn thật nhiều trứng ngỗng để con thông minh, lanh lợi: Hiện nay chưa có công trình khoa học nào chứng minh về điều đó. Thực tế hàm lượng các Vitamin trong trứng ngỗng còn ít hơn trứng gà, đặc biệt là vitamin A có trong trứng ngỗng chỉ bằng một nữa so với trứng gà (0,33mg so với 0,7mg trong trứng gà). Các chị em nên biết trứng ngỗng có chứa nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho phụ nữ có thai.  

    Cố gắng ăn nhiều để em bé to, khỏe mạnh:

    Tổ chức y tế  thế giới đã  chứng minh quan điểm “ăn càng nhiều càng tốt” là quan niệm hết sức sai lầm trong chế độ dinh dưỡng bà bầu. Các bà bầu nên nhớ ăn quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến  béo phì, làm giảm đi 9 năm tuổi thọ của người mẹ, đồng thời làm gia tăng các nguy cơ mắc bệnh về tim, tiểu đường, đột quỵ, trầm cảm, vô sinh và một vài dạng ung thư khác. Khị người mẹ bồi bổ quá nhiều, thai nhi to có thể khiến việc sinh nở gặp nhiều khó khăn. Và vấn đề giảm cân sau sinh cũng rất khó khăn nên các bà mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp và cân đối.

    Khi bị ốm nghén nhịn ăn để không bị nôn:

    Trong quá trình mang thai, ốm nghén là điều không thể tránh khỏi, tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Do bị nghén quá nặng nên các bà mẹ rất sợ việc bị nôn, ói. Để tránh phải chịu những lần nôn, ói khó chịu đó họ nghĩ ra cách nhịn ăn để không bị nôn. Đây là quan niệm sai lầm nghiêm trọng, các bà mẹ nên biết dù có nôn. Ói thường xuyên sau khi ăn thì các bà bầu cũng không bị ói tất cả những thức ăn đã ăn vào. Vì vậy các bà mẹ nên ăn để thai nhi không bị thiếu chất dinh dưỡng. Cách khắc phục là tạm thời là ăn ít một chút và chia ra nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

    Ngoài ra các bạn có thể bổ sung các loại Vitamin cho bà bầu để đảm bảo cơ thể cung cấp đầy đủ những vitamin cũng như dầu và khoáng chất mà người phụ nữ cần trong giai đoạn thụ thai, mang thai và cho con bú.

    Hầu hết tất cả các phụ nữ - đặc biệt là những bà mẹ mang thai và cho con bú đều được khuyến cáo sử dụng các chế phẩm bổ sung tất cả các thành phần vitamines và muối khoáng cùng các nguyên tố vi lượng cần thiết khác (cho bà mẹ và thai nhi) trước và trong suốt quá trình mang thai và thời điểm thích hợp nhất là nên uống bổ sung sớm khi họ bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch thụ thai và mang thai.

    Phụ nữ đang mang thai và cho con bú có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để giúp em bé phát triển toàn diện. Nature Made cung cấp viên vitamin tổng hợp phối hợp với DHA cho dành cho phụ nữ mang thai, tất cả chỉ trong một viên nang. Giờ đây, bạn chỉ cần uống một viên là đã có thể cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Sản phẩm này cũng rất lí tưởng cho người chuẩn bị có thai.
    Viên nang
    Vitamin DHA Nature Made - Vitamin cho bà bầu được tổng hợp từ 23 vitamin và khoáng chất quan trọng, cùng với axit béo Omega-3 cần thiết, giúp tăng cường sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi và sức khỏe của người mẹ khi đang mang thai, đồng thời có thể giúp làm giảm nguy cơ sinh con bị dị tật não hoặc tủy sống.

    Bổ sung các vitamin, khoáng chất và DHA cho phụ nữ chuẩn bị có thai, có thai và cho con bú
    Trong những vitamin, khoáng chất và omega-3 fatty acids có trong Prenatal + DHA, những chất sau đây đặc biệt chứa hàm lượng lớn:
    DHA:là một omega-3 fatty acid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não, đặc biệt là của thai nhi và trẻ sơ sinh. Các mẹ sẽ đưa DHA trực tiếp vào thai nhi để nuôi dưỡng sự phát triển trí não và võng mạc (mắt) của các bé. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung DHA trong quá trình mang thai sẽ giúp tăng cường trí thông minh, nhận thức và hoạt động hàng ngày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

     Hãy là người mẹ thông minh nhé, chúc bạn thành công!!!.

    Tin khác:

    - Thực Phẩm Chức Năng Là Gì, Sử Dụng TPCN Cho Đúng Cách

    - Bí Quyết Giúp Trẻ Không Còn Biếng Ăn

    bossHNN

    Dược sĩ Đại học Phạm Ngọc Hoàng

    Khoa: Dược

    Kiểm duyệt nội dung

    0 Bình luận bài viết

    Chọn đánh giá của bạn