0935.020.770

Hotline bán hàng

Mua hàng

Thời gian 8h00-21h30

Giao hàng toàn quốc

Nhận hàng 2-4 ngày

Danh mục sản phẩm

Những tác hại đáng sợ của Stress đối với cơ thể

Phạm Ngọc Hoàng 4467 lượt xem

    tác hại của stress

    Bạn cảm thấy bị Stress, căng thẳng, áp lực và mọi thứ cứ rối tung lên? Bạn sống với rối loạn lo âu ngày càng bị trầm trọng hơn vì căng thẳng quá mức? Bệnh stress làm bạn luôn cảm thấy vội vã, áp lực và thất vọng từ ngày nay qua ngày khác. Bạn bị suy nhược và không thể đối phó với những vấn đề nhỏ nhất?

    Bạn tốn rất nhiều tiền cho những bác sĩ, chuyên gia tâm lý những vẫn chưa giải tỏa được, bạn trải qua nhiều cảm giác vô vọng, cảm giác bệnh stress đang hủy diệt cuộc sống của bạn?

     

    Điều nào sau đây là điều bạn đang băn khoăn?


    - Làm thế nào để thoát được tình trạng căng thẳng, tận hưởng cuộc sống ngay cả khi bạn có một lịch trình bận rộn?

    - Làm thế nào để bạn có thể nhận biết và đối phó với cuộc tấn công hoảng loạn?

    - Làm thế nào để sẵn sàng sống thoải mái?

    - Làm thế nào để có được một cuộc sống giảm bớt sự căng thẳng, sống tốt hơn và khỏe mạnh hơn?

    - Làm thế nào để có thể kiểm soát căng thẳng của bạn, thay vì cho phép tình trạng căng thẳng kiểm soát bạn?

    - Làm thế nào để nhìn nhận cuộc sống được dễ dàng hơn và thoát khỏi căn bệnh stress ngay bây giờ?

    làm sao thoát khỏi căng thẳng, stress 

     

    Tác hại bệnh stress và lý do bạn phải tìm cách xả stress ngay lập tức


    Bệnh stress sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, gia đình, các mối quan hệ. Nó gây ra sự lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe suy nhược cơ thể và tinh thần. Tình trạng stress ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, bạn dễ bị nóng giận và tổn thương. Bệnh stress ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tim, dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu của Hiệp hội Y Khoa Hoa Kỳ bệnh stress là nhân tố chính 75% của những loại bệnh tật, tim mạch, ung thư, tiểu đường, đột quỵ, rối loạn cảm xúc, lão hóa sớm. Phát hiện đáng báo động này càng sẽ giúp ta thấy tầm quan trọng bức bách tìm ra các giải pháp để đối phó với bệnh stress.

     

    Tạp chí Medical (Hoa Kỳ) đã dẫn ra 10 tác hại điển hình nhất của tình trạng stress đối với sức khỏe con người như sau:

    • Ảnh hưởng đến não

    stress ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

    Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra chính là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn và thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Theo nhiều nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ cần bạn không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm và tương đương với việc nồng độ cồn trong máu tăng hơn mức bình thường 50%.

    • Ảnh hưởng đến tim

    Khi bị stress, cơ thể chúng ta thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và bị tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, mệt mỏi và lười vận động, nếu ai có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất khó tránh khỏi.

    • Ảnh hưởng đến phổi

    Ngoài cortisol, stress còn sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở chúng ta thường trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao nhiều nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng và hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hay các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

    • Ảnh hưởng đến mắt

    Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp và cơ thể suy nhược…, thì tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hay sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể sẽ làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho mắt.

    •  Ảnh hưởng đến da

    Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin,là một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích những tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm hay vảy nến…

    • Ảnh hưởng đến lưng và cổ

    Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng và mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Nhiều nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi hay đứng…không hợp lý, càng thêm mỏi mệt.

    • Ảnh hưởng đến dạ dày

    Khi bị stress, những loại hormone có khả năng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả chính là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hay yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và bị chướng bụng.

    • Ảnh hưởng đến răng miệng

    Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng và họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ bị nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi hay lưỡi…sẽ rất cao.

    • Ảnh hưởng đến đầu

    Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc chúng ta dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.

    • Ảnh hưởng đến chất lượng sống

    tác hại của stress

    Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất do stress gây ra, đó là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu như không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm giảm khả năng tư duy, giảm trí nhớ, giảm khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời sẽ vdễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực và ý chí vươn lên.

    Bạn không thể sống chung với bệnh stress, bạn bị nó kiểm soát thay vì bạn chấp nhận thực tế và đối diện với nó. Hãy quyết định chia tay với Stress ngay hôm nay và hãy để chúng tôi giúp bạn!

     

    bossHNN

    Tác giả: Phạm Ngọc Hoàng

    Kiểm duyệt nội dung

    0 Bình luận bài viết

    Chọn đánh giá của bạn